Thoái hóa đốt sống cổ không chỉ gây đau đớn, hạn chế vận động cho người bệnh mà còn gây nhiều biến chứng nguy hiểm, thậm chí là tàn phế suốt đời nếu không được điều trị kịp thời. Vậy thoái hóa đốt sống cổ nguy hiểm như thế nào và làm sao ngăn chặn biến chứng của bệnh?

>> xem thêm: https://laodong.vn/suc-khoe/thoai-hoa-dot-song-co-co-nguy-hiem-khong-chua-o-dau-tot-nhat--739565.ldo

THOÁI HÓA ĐỐT SỐNG CỔ – CHỚ XEM THƯỜNG KẺO CÓ NGÀY TÀN PHẾ!

Thoái hóa đốt sống cổ hay còn gọi là thoái hóa cột sống cổ là tình trạng bệnh lý ở các đốt sống cổ, bắt đầu bằng những hiện tượng hư khớp ở các diện thân đốt, đĩa liên đốt tới các màng, dây chằng, dần dần về sau xuất hiện hiện tượng thoái hóa các đốt sống, gây đau vùng cổ, nhất là khi vận động vùng cổ. (vi.wikipedia.org)

Cột sống cổ được cấu tạo gồm 7 đốt sống. Thoái hóa có thể xảy ra ở bất kỳ vị trí nào do cổ phải làm việc liên tục nên dễ bị tổn thương. Trong đó, vị trí thường gặp nhất là đốt sống C5-C6 và C6-C7.

Thoái hóa đốt sống cổ thường gặp ở những người cao tuổi, do xương khớp lão hóa theo thời gian. Tuy nhiên, hiện nay, bệnh đang có xu hướng “trẻ hóa” và tấn công cả những người trong độ tuổi từ 25-35. Nguyên nhân dẫn đến tình trạng này là do tính chất công việc, thói quen sinh hoạt sai tư thế liên tục trong thời gian dài, dinh dưỡng chưa hợp lý, chấn thương, tai nạn…

Thông thường, trong giai đoạn đầu, thoái hóa đốt sống cổ chưa có biểu hiện rő ràng. Người bệnh có thể cảm thấy mỏi ở vùng cổ, vai gáy. Sau đó, cơn đau sẽ diễn ra thường xuyên hơn, gây ảnh hưởng trực tiếp tới các tư thế và hoạt động của cổ. Cơn đau có thể lan lên đầu hoặc xuống bả vai cánh tay gây đau đầu, tê bì chân tay. Bước sang giai đoạn nặng, người bệnh dễ bị hạn chế vận động ở vùng cổ, cứng cổ. Khi chụp X-quang cột sống cổ thì thấy mất đường cong sinh lý, biến dạng ở thân đốt và xuất hiện các gai xương.

Nếu không được điều trị kịp thời và đúng phương pháp, thoái hóa đốt sống cổ không chỉ gây đau mà còn làm tổn thương các đốt sống, đĩa đệm vùng cổ, chèn ép lên rễ thần kinh cột sống và dẫn tới tình trạng cánh tay bị yếu. Trường hợp nặng có thể dẫn tới teo cơ, mất khả năng vận động. Trong một số trường hợp, bệnh còn gây hẹp ống sống dẫn tới liệt vĩnh viễn. Đây là biến chứng nguy hiểm nhất của thoái hóa đốt sống cổ và người bệnh buộc phải phẫu thuật để điều trị, phục hồi chức năng của cột sống.

Trong trường hợp có chèn ép dây thần kinh, người bệnh có thể bị giảm thị lực, thính lực, rối loạn tuần hoàn máu; rối loạn tiền đình do tình trạng thoái hóa dễ làm tổn thương lỗ tiếp hợp. Người bệnh hay cảm thấy đau đầu, chóng mặt, buồn nôn, nôn mỗi khi đứng lên, ngồi xuống hoặc khi thay đổi tư thế nằm. Một số có thể bị ngất, ngã, gây tổn thương cho cơ thể.

Bởi vậy, ngay khi xuất hiện các triệu chứng của thoái hóa đốt sống cổ, người bệnh không nên chủ quan mà cần điều chỉnh chế độ sinh hoạt sao cho hợp lý. Nếu cơn đau kéo dài, ảnh hưởng tới sinh hoạt hàng ngày, người bệnh nên tới cơ sở chuyên khoa thăm khám, chụp X-quang hoặc MRI để được chẩn đoán và điều trị kịp thời.

Xem thêm: 5 nguyên nhân gây đau đốt sống cổ trong mùa hè

VIÊN KHỚP TÂM BÌNH – “CỨU CÁNH” CHO NGƯỜI BỊ THOÁI HÓA ĐỐT SỐNG CỔ

Nguyên tắc chung trong điều trị thoái hóa đốt sống cổ là xác định nguyên nhân, giảm các triệu chứng của bệnh, ngăn chặn cơn đau tái phát và hạn chế biến chứng. Theo các chuyên gia xương khớp, người bệnh cần phối hợp nhiều phương pháp như: sử dụng thuốc, tập vật lý trị liệu, kết hợp chế độ ăn uống, sinh hoạt khoa học và dùng sản phẩm hỗ trợ từ thảo dược nhằm làm tăng hiệu quả, rút ngắn thời gian điều trị.

Hiện nay, việc điều trị bằng thuốc Tây y hay phẫu thuật vẫn tiềm ẩn nhiều biến chứng.

  • Đối với thuốc tây, người bệnh dễ gặp các tác dụng phụ như: đau dạ dày, suy gan, suy thận… Hơn nữa, đa phần tân dược chỉ có tác dụng giảm đau nhanh nhưng bệnh dễ tái phát khi ngừng thuốc. Ngoài ra, nếu lạm dụng hoặc uống không đúng liều lượng thì có thể dẫn đến tình trạng nhờn thuốc, kháng thuốc.
  • Đối với phẫu thuật thì người bệnh cần cẩn trọng với các biến chứng trong mổ hoặc nhiễm trùng sau mổ. Một số ít trường hợp có thể bị liệt sau mổ.

Việc sử dụng các sản phẩm có nguồn gốc Đông y giúp hỗ trợ điều trị thoái hóa cột sống, giảm cơn đau nhận được sự quan tâm lớn từ người bệnh.